Ngoài ra, tôi sẽ phải nói thêm rằng, ý kiến cho rằng ngành giáo dục của Việt Nam chẳng ra gì, nếu có tiền nên cho con đi du học là hoàn toàn sai lầm. Không có ngành giáo dục nào là hoàn hảo, chỉ có phù hợp với học sinh không thôi. Với tôi thì ngành giáo dục của Âu châu, giúp tôi khám phá tiềm năng của bản thân, khiến tôi say mê tìm tòi, nghiên cứu và giúp tôi có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực mình theo đuổi. Nhưng nhiều người có thể sẽ không như vậy, vì đi học với nền giáo dục như vậy đòi hỏi việc người học sẽ cần một sự tự giác rất lớn, vì người châu Âu nói chung, hay Mỹ, Australia, họ đều không có thói quen giao bài tập về nhà (với một số ngành thì có), mà họ cũng chẳng bắt học sinh phải lên lớp mỗi ngày. Nhưng để giải đáp, những vấn đề minh đang tìm hiểu, thì bạn buộc phải lên lớp. Vậy nên sẽ chẳng có ai đốc thúc bạn đi học, mở mang kiến thức, nếu bạn không tự giác học, tức là bạn sẽ nợ môn và sẽ chẳng tốt nghiệp được. Ở đây tôi không khoe khoang tôi là người tự giác, nhưng tôi sẽ nhấn mạnh ý chính ở đây là nếu bạn có đam mê tìm hiểu, thì tính tự giác khắc sẽ đến. Vì vậy suy cho cùng, học ở đâu cũng vậy, quan trọng nhất vẫn phải là mình thích hay là không.
Tôi được kể ngày xưa bàn thường làm dốc xuống, để thuận tiện tư thế ngồi viết. Ngoài ra trên mặt bàn luôn có đường kẻ chéo, để học sinh để vở đúng (cách để vở đúng là để chéo góc bn độ với cạnh bàn, chứ không phải để song song). Thời ngày xưa, thiếu thốn đủ thứ, vậy mà tư thế học để đảm bảo sức khỏe cho học sinh luôn dc coi trọng. Bây giờ trang thiết bị hiện đại, nhưng cách ngồi còn chưa đúng, thì hiện đại làm chi. Bây giờ bàn học đều là mặt phẳng song song với mặt đất, tôi cũng từng ngồi bàn dốc kiểu cũ như này, nhưng khi lên cấp 2, đã đổi sang loại bàn phẳng, màu vàng bóng, ngăn bàn được làm hở hai bên (có lẽ vì để ngăn chúng tôi quay bài và chép phao cũng nên). Nếu ai từng ngồi loại bàn như vậy, chắc ít nhất cũng tầm 28 tuổi rồi.
Bây giờ mình phát hiện ra nhiều cháu học sinh giỏi, còn viết sai chính tả, thậm chí cầm bút sai cách (chắc bố mẹ hướng các cháu đánh máy vi tính, chứ viết làm chi), chứ đừng nói ‘vở sạch, chữ đẹp’ như thời xưa. Tôi tự hỏi, phải chăng tôi đã quá ‘old-fashioned’. Tôi nhiều lúc thắc mắc, lớp 1 bây giờ các cháu học những gì, nếu không phải những kỹ năng căn bản trên.
Có lẽ để bàn về vấn đề này, thì tôi nói bao nhiêu cũng sẽ chẳng đủ. Nhưng tôi sẽ tạm kết ở đây. Biết đâu, thời gian tới tôi lại sẽ có những câu chuyện thú vị nữa về giáo dục để chia sẻ. Nhưng sau những chia sẻ của tôi, bạn định sẽ cho con học thế nào ?